Bước tới nội dung

Đại hội Thể thao Mùa đông châu Á

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đại hội Thể thao Mùa đông châu Á

Gọi tắtAWG
Đại hội lần đầuĐại hội Thể thao Mùa đông châu Á 1986 tại Sapporo, Nhật Bản
Chu kỳ tổ chứcBốn năm
Mục đíchNhiều sự kiện thể thao cho các quốc gia trên lục địa châu Á

Đại hội Thể thao Mùa đông châu Á là một sự kiện thường trực trong lịch sử tổ chức thi đấu của Hội đồng Olympic châu Á, trong đó các môn thể thao được tổ chức đều liên quan tới Mùa đông. Ý tưởng thành lập xuất phát từ Ủy ban Olympic Nhật Bản muốn tổ chức một Đại hội Thể thao châu Á vào mùa đông, được đề xuất năm 1982. Nỗ lực của họ đã được đền đáp bằng quyền đăng cai tổ chức Đại hội đầu tiên tại Sapporo, Nhật Bản năm 1986, vì thành phố này đã có sẵn cơ sở hạ tầng và kinh nghiệm tổ chức Thế vận hội Mùa đông 1972.

Dù chỉ có bảy quốc gia tham gia đại hội đầu, số lượng đó cứ dần tăng lên. Đại hội Thể thao Mùa đông châu Á 2017 gần đây nhất được tổ chức tại Sapporo với 32 quốc gia đã lập nên kỉ lục về số lượng vận động viên, các nước còn lại cũng có gửi vận động viên nhưng không tranh tài.

Năm 2009, Đại hội có dự định tổ chức tại Liban, nhưng sau đó thay đổi.[1]

Các kì đại hội

[sửa | sửa mã nguồn]
Bản đồ các địa điểm của Đại hội Thể thao Mùa đông châu Á. Các quốc gia đã tổ chức có một Đại hội Thể thao Mùa đông được tô màu xanh lá cây, trong khi các quốc gia đã tổ chức có hai hoặc nhiều được tô màu xanh.

Số lượng huy chương vàng của các đoàn thể thao được đặt trong dấu ngoặc đơn.

Năm Đại hội Đăng cai HCV HCB HCĐ
1986
I
Nhật Bản Sapporo  Nhật Bản (29)  Trung Quốc (4)  Hàn Quốc (1)
1990
II
Nhật Bản Sapporo  Nhật Bản (18)  Trung Quốc (9)  Hàn Quốc (6)
1996
III
Trung Quốc Cáp Nhĩ Tân  Trung Quốc (15)  Kazakhstan (14)  Nhật Bản (8)
1999
IV
Hàn Quốc Gangwon  Trung Quốc (15)  Hàn Quốc (11)  Kazakhstan (10)
2003
V
Nhật Bản Aomori  Nhật Bản (24)  Hàn Quốc (10)  Trung Quốc (9)
2007
VI
Trung Quốc Trường Xuân  Trung Quốc (19)  Nhật Bản (13)  Hàn Quốc (9)
2011
VII
Kazakhstan Astana-Almaty  Kazakhstan (32)  Nhật Bản (13)  Hàn Quốc (13)
2017
VIII
Nhật Bản Sapporo[2]  Nhật Bản (27)  Hàn Quốc (16)  Trung Quốc (12)
2025
IX
Trung Quốc Cáp Nhĩ Tân
2029
X
Ả Rập Xê Út Trojena

Bảng thành tích

[sửa | sửa mã nguồn]
1  Nhật Bản (JPN) 138 144 115 397
2  Trung Quốc (CHN) 94 85 105 284
3  Kazakhstan (KAZ) 78 62 56 196
4  Hàn Quốc (KOR) 74 83 92 249
5  CHDCND Triều Tiên (PRK) 1 4 12 17
6  Uzbekistan (UZB) 1 2 4 7
7  Liban (LIB) 1 1 0 2
8  Mông Cổ (MGL) 0 1 6 7
9  Iran (IRI) 0 1 2 3
10  Kyrgyzstan (KGZ) 0 0 1 1
Tổng số 387 383 393 1,163

Môn thi đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Olympic Council of Asia to give Beirut a chance to keep 2009 Winter Asian Games”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 11 năm 2012. Truy cập 6 tháng 4 năm 2015.
  2. ^ “Olympic Council of Asia”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2014.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]